$986
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của lich bong da hom qua. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ lich bong da hom qua.Người dân phản ứng vì lo sợ việc khai thác cát sạn dưới lòng sông sẽ khiến nhà cửa của những hộ dân sống gần mép sông bị đe dọa bởi sạt lở. Chưa kể, có hơn 40 hộ dân ở đây sinh sống bằng nghề cào hến trên sông từ hàng chục năm qua cũng đối mặt với khó khăn.Cát sạn trên sông Con có chất lượng rất tốt nên nhiều năm qua trở thành tâm điểm chú ý của các DN khai khoáng. Chỉ khoảng 60 km, lòng sông vốn khá hẹp, nhưng hiện nay sông Con có hàng chục DN được cấp phép khai thác cát sạn. Hoạt động khai thác cát sạn khiến đất nông nghiệp hai bên bờ sông bị sạt lở, mực nước trên sông bị tụt sâu khiến nhiều trạm bơm lắp máy bơm chìm bị mất tác dụng, nhiều năm qua không thể lấy được nước tưới.Hoạt động khai thác cát sạn phải tuân thủ theo quy trình cấp phép. Tuy nhiên, việc giám sát khai thác của chính quyền và cơ quan chức năng là không thể liên tục khi hoạt động khai thác diễn ra cả ngày lẫn đêm. Việc DN lợi dụng khi không có kiểm soát để hút cát sạn sát bờ đã gây ra sạt lở, làm biến đổi dòng chảy của sông. Năm 2024, sông Con chỉ đón một vài đợt lũ nhỏ, không có lũ lớn như các năm để mang cát phù sa về.Khi làm thủ tục cấp phép khai khoáng phải lấy ý kiến của cư dân địa phương và đánh giá tác động môi trường. Trong hồ sơ cấp phép thể hiện có sự đồng ý của người dân, nhưng thực tế thì ngược lại, người dân ở nhiều khu vực có mỏ cát không đồng ý khi DN được cấp phép khai thác.Năm 2022, tỉnh Nghệ An phải đình chỉ hoạt động khai thác quặng thiếc ở một mỏ thiếc lớn tại H.Quỳ Hợp vì hoạt động khai khoáng gây ra sụt lún đất hàng loạt, đe dọa sự an toàn của người dân. Rõ ràng, bài học đánh giá tác động môi trường, lấy ý kiến dân cư theo kiểu "làm cho có", không tuân thủ nguyên tắc sẽ phải trả giá bằng hệ lụy nặng nề cho người dân và cả chính DN. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của lich bong da hom qua. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ lich bong da hom qua.Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 diễn ra từ ngày 9.3 - 13.3 là sự kiện trọng đại chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Sự kiện nhằm tôn vinh con người, vùng đất Buôn Ma Thuột và tiềm năng, thế mạnh của một thủ phủ cà phê, qua đó tạo dựng hình ảnh một Đắk Lắk năng động, phát triển, thực sự là "Điểm đến của cà phê thế giới".Năm nay cũng là lần thứ 7 Tập đoàn Trung Nguyên Legend được UBND tỉnh Đắk Lắk giao trọng trách phối hợp tổ chức Lễ hội đường phố. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn bùng nổ cảm xúc nhất tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột diễn ra vào chiều 10.3, tại Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột. Với quy mô hoành tráng, chương trình tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ, mang đến những màn trình diễn mãn nhãn, giàu ý nghĩa. Lễ hội đường phố không chỉ là một sự kiện văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, mà còn là sự khẳng định vị thế của Buôn Ma Thuột trong nền văn minh cà phê thế giới. Đây cũng là nỗ lực của Tập đoàn Trung Nguyên Legend góp phần hiện thực hóa quyết tâm của tỉnh Đắk Lắk đưa Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới", tôn vinh giá trị cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và khẳng định vị thế cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam trên toàn cầu.Tham dự lễ khai mạc Lễ hội đường phố có đại diện lãnh đạo Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương, địa phương, và hơn 1.500 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân trong và ngoài nước, chiến sĩ, nông dân, công nhân… Đặc biệt, sự xuất hiện của các hoa hậu, á hậu, hoa khôi nổi tiếng đã tạo nên sức hút cho chương trình như: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu, Hoa hậu Đại dương Việt Nam Thu Uyên, Hoa hậu thể thao Việt Nam 2022 Đoàn Thu Thuỷ, Người đẹp nhân ái - Top 5 Hoa hậu VN 2022 Ngọc Mai, Hoa khôi thanh lịch Hà Nội 2023 Vũ Như Quỳnh, Hoa khôi HSSV Tài năng Thanh lịch Đà Nẵng Phạm Tâm Anh Thy.Trong trang phục truyền thống của người đồng bào Tây nguyên và tà áo dài lấy cảm hứng từ những bông hoa cà phê và 3 hệ sinh thái cà phê (Ottoman, Roman, Thiền) do Hoa hậu Ngọc Hân thiết kế đã mang theo thông điệp tích cực quảng bá những giá trị đặc sắc của cà phê, văn hóa, con người nơi đây. Trong những bộ trang phục độc đáo lấy cảm hứng từ cà phê, những người đẹp này đã cùng với Trung Nguyên quảng bá cà phê ra toàn cầu, và giới thiệu một Buôn Ma Thuột huyền thoại - điểm đến của cà phê thế giới.Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu cho biết, lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là dịp lan tỏa tình yêu cà phê, tôn vinh những giá trị đặc sắc của văn hóa Tây nguyên. Chương trình cũng mang ý nghĩa tri ân dành cho những người trồng, sản xuất và chế biến cà phê đã đưa hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ra toàn cầu.Trong khi đó, Hoa hậu thể thao Việt Nam 2022 Đoàn Thu Thủy "mong tất cả mọi người đều có thể có cơ hội thưởng thức những ly cà phê Việt Nam ngon nhất, hòa mình vào những hoạt động khám phá vùng đất Tây nguyên".Tối 10.3 cùng ngày, trong lễ khai mạc, các người đẹp đã mời khách quý, công chúng, khách du lịch trong và ngoài nước trải nghiệm, thưởng thức những ly cà phê mang dấu ấn đặc sắc với cảm xúc đặc biệt ngay tại "quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới" như Discovery từng miêu tả.Các người đẹp cũng tham gia nhiều hoạt động quan trọng của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột như triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP, Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt, tham quan Bảo tàng Thế giới cà phê, Thành phố cà phê, Làng cà phê, cụm du lịch sinh thái thác Dray Nur - Gia Long, tour du lịch trải nghiệm, tour Cà phê Thiền… Trong đó, đáng chú ý là Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend ở Cụm công nghiệp Tân An. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 2.000 tỉ VNĐ, được xem là nhà máy sản xuất cà phê lớn bậc nhất Đông Nam Á, và là dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao từ cà phê đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác. ️
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu... ️
Thông tin sắp xếp bộ máy được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin tại cuộc họp của Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 sáng 18.3.Theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, cải cách tổ chức bộ máy được đánh giá "thực sự là một cuộc cách mạng". Trong đó, hiện chỉ còn 17 bộ và cơ quan ngang bộ, giảm được 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ với tổ chức bên trong đã được tinh gọn đáng kể.Cụ thể, đã giảm 13/13 tổng cục và tương đương, đạt tỉ lệ 100%; giảm 519 cục và tổ chức tương đương (giảm khoảng 77,6%); giảm 219 vụ và tương đương (giảm 54,1%); giảm 3.303 chi cục và tương đương (giảm khoảng 91,7%).Đối với các địa phương, 63 tỉnh và thành phố đã giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, đạt tỉ lệ 29%, cùng với 1.454 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (giảm 17,5%). Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm rất rõ rệt sau sắp xếp.Theo Bộ Nội vụ, sau sắp xếp tổ chức bộ máy tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, số lượng biên chế tại các bộ, ngành giảm khoảng 22.323 người (đạt khoảng 20%).Để cải cách hành chính, Bộ Nội vụ đề xuất tiếp tục thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính. Cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"."Dự kiến, chúng ta sẽ hoàn thành toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 30.6 để đến ngày 1.7, các đơn vị hành chính cấp xã được vận hành theo tổ chức mới. Đồng thời, tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30.8 để có thể thực hiện được ngay việc vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh bắt đầu từ ngày 1.9", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin.Theo bà, quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng". Đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách."Tới đây, sẽ sửa luật Cán bộ, công chức để nâng cao công tác quản lý, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu liên thông của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh trở lên", Bộ trưởng Nội vụ cho hay.Bà Trà cho hay, dù vừa qua đã ban hành luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), song các luật chuyên ngành vẫn còn tình trạng chồng chéo, chưa đảm bảo mục tiêu phân cấp, phân quyền.Vì vậy cần sửa đổi các quy định liên quan để địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm, "cởi trói" cho cán bộ. Tới đây, Bộ Nội vụ sẽ hoàn thành việc xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 và Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của hành chính công.Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cung cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, gắn với sắp xếp đơn vị hành chính, không để ách tắc công việc. Đồng thời, đẩy mạnh cắt giảm và xóa bỏ thủ tục hành chính; chuyển trạng thái "xin" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" cung cấp dịch vụ công cho người dân. Trong năm 2025, 100% các sân bay, bến cảng, cửa khẩu ứng dụng công nghệ sinh trắc, nền tảng VNeID.Các địa phương khẩn trương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai, chủ động nghiên cứu phương án tái sử dụng dữ liệu đã số hóa để thực hiện đơn giản hóa đối với 200 thủ tục hành chính theo thẩm quyền ️